a2-1849-1671002535.jpg
 

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta chưa bàn tới việc thu chai nhựa, lon bia, giấy vụn của học sinh xong đem bán, số tiền đó được sử dụng vào mục đích gì. Chỉ dừng lại ở việc: Phong trào "Tiết kiệm sinh thái" có phù hợp với học sinh tiểu học và thực tế xã hội hiện nay hay không?

Phong trào "Tiết kiệm sinh thái" của học sinh tiểu học mới nghe qua thì rất bổ ích. Hướng cho các cháu học sinh tiểu học có được tính tiết kiệm, bảo vệ mội trường và các hoạt động ngoại khóa thông qua việc thu gom các sản phẩm tái chế (Lon bia, nhựa và giấy vụn).

Thế nhưng, giữa ý tưởng và thực tiễn của phong trào "Tiết kiệm sinh thái" này không có sự đồng nhất. Bởi với chương trình học của các cháu học sinh đang quá tải. Phải đi học cả ngày, không thể có thời gian trống để đi nhặt lon, nhựa hay giấy vụn.

Hơn nữa, không thiếu những người mưu sinh bằng nghề nhặt phế thải tái chế. Còn ở nhà, Bố không uống bia, mẹ không sử dụng đồ nhựa (Để bảo vệ môi trường) thì lấy đâu ra sản phẩm "Tiết kiệm sinh thái" để nộp cho nhà trường. Rõ ràng, phong trào này rất không phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Không những thế, còn gây ra nhiều bất cập cho các cháu học sinh tiểu học và các phụ huynh.

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, thì mỗi lần đến hạn nộp "Sản phẩm tiết kiệm sinh thái" thì cả bố và mẹ đều nháo nhào nếu không muốn cô giáo nêu tên nhắc nhở. Thậm chí có phụ huynh phải đi mua lại phế liệu tại cơ sở thu gom, để cho con mình mang đến trường nộp.

Rõ ràng, với thực tế hiện nay của nhà trường và xã hội, thì  phong trào "Tiết kiệm sinh thái" dành cho học sinh tiểu học đã đi ngược, phản tác dụng với mục tiêu và mong muốn ban đầu của những người tạo ra phong trào này.

Chính vì vậy,  Đề nghị các cơ quan chức năng ngành giáo dục, và nhà trường cần xem xét, để dẹp bỏ phong trào "Tiết kiệm sinh thái" đối với học sinh tiểu học. 

Thế Sơn